Contact Me

Tên

Email

Thông báo

Created by Templates Zoo

THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

ONG SÁT THỦ - CON QUÁI VẬT KHỔNG LỒ KHIẾN CẢ CHÂU ÂU SỢ HÃI!

Loài ong khổng lồ này cũng được ghi nhận đã giết chết 41 người và khiến hàng trăm người khác bị thương ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc trong năm 2013. Theo thống kê mà tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đưa ra, số lượng nạn nhân bị loài ong bắp cày khổng lồ tấn công là 1.600 người.

Ong bắp cày khổng lồ châu Á có tên khoa học là Vespa mandarinia, là một loài côn trùng bản địa khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á.


Loài ong giết chết người này phát triển với số lượng lớn và gây ra nhiều rắc rối. Ông Eric Darrouzet, một nhà sinh học thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Côn trùng (IRBI), cho biết, mỗi ngày ông phải triệt phá ít nhất 6 tổ ong bắp cày châu Á tại vùng Landes trên bờ biển Đại Tây Dương. Mỗi tổ ong chứa hàng ngàn con.


Những con ong bắp cày khổng lồ có chiều dài gần 5cm, vết chích đường kính 6mm mang chất độc gây chấn động thần kinh mạnh. Ong bắp cày khổng lồ châu Á là kẻ săn mồi nguy hiểm. Thức ăn của chúng chủ yếu là bọ ngựa, ong và các loài côn trùng lớn. Loại ong này có thể xóa sổ hoàn toàn các tổ ong có hàng nghìn con bằng cách ăn cắp mật ong và nhộng ong.


Chúng xuất hiện ở khắp nơi, từ vườn, hộp thư, bộ tản nhiệt ở xe, tới các thùng tưới nước. Số lượng ong bắp cày đạt đỉnh điểm vào giữa mùa hè. Mỗi tổ ong dài 20 cm hoặc thậm chí là 70 cm và nằm trên cây.

Đàn ong bắp cày với số lượng 30 con nhưng đã hạ sát 3 vạn con ong mật, xông vào phá tổ và rút ong non ăn thịt.

Chỉ trong 3 giờ giao tranh, 30 con ong bắp cày Nhật Bản đã khiến 30.000 con ong mật Châu Âu thất thủ. Hàng chục ngàn con ong mật đã phải bỏ mạng, hàng trăm con khác bị thương không thể bay nổi. Cả đàn ong mật đông đành bất lực trong trận chiến bảo vệ những đứa con non của mình.

Ong bắp cày hạ sát hàng vạn con ong mật. Ảnh: National Geographic

Đoạn video này được National Geographic quay lại cho thấy, những con mật Châu Âu sẽ không thể nào phát triển xung quanh những con ong bắp cày Nhật Bản được vì chúng không thể nào phòng vệ lại được kẻ ăn thịt này. 

Thế nhưng loài ong bắp cày Nhật Bản đã bắt đầu tới Châu Âu từ năm 2004 theo một số cây trồng được vận chuyển từ Châu Á. Nếu ở Châu Á, loài ong mật thường có chiến thuật phòng thủ bằng cách bao vây một kẻ xâm nhập và liên tục vỗ cánh khiến đối phương nóng và chết. Thì ong mật ở Châu Âu lại không có thời gian để phát triển chiến thuật hiệu quả đó. 

Vì thế khi các con ong bắp cày bắt đầu tấn công ở trước tổ, chúng đã dễ dàng dùng hàm răng sắc khỏe cắn chết từng con ong mật một. Thông thường những con ong bắp cày sẽ nhai xác ong mật và biến thành chất lỏng để quay trở về tổ nuôi con. 

Ong bắp cày ăn thịt ong mật non ở trong tổ. Ảnh: National Geographic

Tuy nhiên do phát động một cuộc “thảm sát” lớn và bị ong mật tấn công trở lại nên lịch trình bay về tổ sau mỗi lần hạ sát con mồi phải dừng lại. Do nọc không thể xuyên thủng ong bắp cày, nên mỗi phút có tới 40 con ong mật bị giết chết. Sau mỗi lần như thế, ong bắp cày sẽ nhai thịt để có thêm năng lượng. Cuối cùng cả đàn ong mật đều nằm la liệt, ong bắp cày tiến vào phá tổ, rút con non và ăn thịt. 

Trong thực tế, ong bắp cày có kích cỡ gấp 4 lần ong mật và nọc giống như một móng tay nhọn nóng có thể xuyên vào cơ thể đối phương. Chúng có thể bay xa đến 60 dặm (96,56 km) với tốc độ tối đa 25 mph (40,23 km/h).

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét