Contact Me

Tên

Email

Thông báo

Created by Templates Zoo

THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

"RẮN 2 BƯỚC" CỰC ĐỘC TẠI VIỆT NAM

PHÂN BỐ

Các loài cạp nong, cạp nia được tìm thấy chủ yếu tại tiểu lục địa Ấn Độ (bao gồm cả Sri Lanka và miền đông.

MIÊU TẢ 


Các loài rắn này thường có chiều dài khoảng 1-1,5 m, mặc dù có cá thể dài tới 2 m đã được quan sát thấy. Cạp nong (B. fasciatus) có thể dài tới 2,5 m. Phần lớn các loài rắn này có lớp vảy trơn và bóng được sắp xếp thành các khoang đậm màu, bao gồm các khoang đen và khoang màu sáng xen kẽ. Điều này giúp chúng ngụy trang khá tốt tại môi trường sinh sống của chúng tại các đồng cỏ và các cánh rừng có nhiều bụi rậm. Các vảy dọc theo sống lưng có hình lục giác. Đầu thon mảnh và các mắt có con ngươi tròn. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng-hông. Đuôi hẹp dần thành điểm nhọn.

THỨC ĂN


Các loài rắn trong chi này là các loại động vật ăn thịt rắn, con mồi chủ yếu của chúng là các loài rắn khác (bao gồm cả những loài có nọc độc) và chúng ăn thịt cả đồng loại. Chúng cũng ăn thịt cả các loài thằn lằn nhỏ

Tất cả các loài thuộc chi này đều kiếm ăn về đêm. Ban ngày chúng khá hiền lành, nhưng trở nên hung dữ hơn về đêm. Tuy nhiên, nói chung chúng khá nhút nhát và thông thường hay ẩn giấu đầu của chúng trong phần thân được cuộn tròn lại để tự vệ. Trong tư thế như vậy, đôi khi chúng sẽ quất đuôi như một dạng của sự tiêu khiển và cảnh báo

Sinh học, sinh thái:

Là loài rắn độc phổ biến khắp nơi, một trong những loài rắn độc phổ biến nhất ở đồng bằng, trung du và miền núi. Sống trong rừng hoặc những nơi gần chỗ ở của con người, thường gặp chúng nhiều hơn cả ở những địa hình cao giáp với nước, sống trong hang chuột hay hang mối đã bỏ ở bờ ruộng, gò đống, bờ sông, bờ đê, vườn tược, bụi tre, bờ ao. Trong mùa khô lạnh chúng thường ẩn náu đơn độc, đôi khi 2 đến 3 cá thể trong một hang, đôi khi sống chung cả với ếch đồng. Rắn cạp nong lột xác quanh năm và thường lột xác ở trong hang. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn. ở miền Bắc Việt Nam, Rắn cạp nong bắt đầu giao phối trong hang bắt đầu vào tháng 1 hoặc tháng 2, đẻ trứng trong hang vào tháng 5, tháng 6, đẻ trung bình 9 trứng (4 - 16 trứng). Rắn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng để canh giữ. Trong thời gian này, rắn mẹ vẫn phải vừa canh giữ trứng vừa phải đi kiếm mồi. Con non xuất hiện vào tháng 7 hoặc tháng 8 thường dài khoảng 30 - 35cm. Rắn cạp nong ban ngày rất chậm chạp, ít cắn người, song khi đã bị rắn cắn có thể bị tử vong, vì nọc rắn rất độc, tính độc gấp 4 lần so với Rắn hổ mang.

NỌC ĐỘC

Các loài trong chi Bungarus có nọc độc với độc tính đối với hệ thần kinh, có hiệu lực cao hơn nhiều lần so với nọc rắn hổ mang. Cú cắn của chúng rất nguy hiểm và gây ra trụy hệ hô hấp đối với nạn nhân. Trước khi có thuốc chữa rắn cắn có tác dụng được điều chế ra, thì tỷ lệ tử vong của nạn nhân lên tới 75. Vì các vết cắn của chúng ít khi sưng hay đau nhiều, nạn nhân có thể nhận được cấp cứu quá trễ sau khi triệu chứng tê liệt thần kinh đã bột phát ; một điều may mắn là chúng rất ít khi hung hãn. Năm 2001, tiến sĩ Joe Slowinski đã bị một con cạp nia non cắn trong khi tiến hành nghiên cứu thực địa về chúng tại Myanma, do không kịp nhận sự hỗ trợ y tế nên đã chết.


Rắn cạp nong ban ngày rất chậm chạp, ít cắn người, song khi đã bị rắn cắn có thể bị tử vong, vì nọc rắn rất độc, tính độc gấp 4 lần so với rắn hổ mang.

Rắn cạp nong được ghi nhận là loài rắn độc cỡ lớn, thường dài trên 1m. Đầu lớn và ngắn, ít phân biệt với cổ, mắt tương đối nhỏ và tròn, thân thường nặng nề, đuôi ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ. Hàng vảy sống lưng hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, các khoanh xấp xỉ bằng nhau.

Rắn cạp nong khiến lính Mỹ hoảng hốt khi tham chiến ở Việt Nam. (Ảnh: kids.britannica.com)

Theo thông tin đăng tải trên tờ Dân việt trích đoạn trong cuốn sách “The Snake Charmer: A life and death in Pursuit of Knowledge”, tác giả Jamie James xuất bản năm 2008 nói rằng: Trong suốt cuộc chiến tranh ở Việt Nam, lính Mỹ gọi loài rắn kịch độc cạp nong với cái tên lạ lẫm “rắn 2 bước” (two-step snake). Sở dĩ gọi như vậy, vì lính Mỹ lúc đó tin rằng nọc độc của loài rắn này quá độc, nếu bị rắn cắn thì sẽ bị ngã chết chỉ ngay sau khi đi được 2 bước chân. Tác giả Jamie James cho rằng, đây là một lối nói cường điều hóa của lính Mỹ để lột tả sự kinh ngạc của loài rắn độc mà họ gặp phải ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét