Contact Me

Tên

Email

Thông báo

Created by Templates Zoo

THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

VÌ MỤC ĐÍCH VĨ ĐẠI NÀY MÀ HÀNG NGÀN CON LINH DƯƠNG ĐẦU BÒ ĐÃ CHẾT MỖI NĂM

Hình minh họa.

Quy luật bất thành văn thể hiện sự vĩ đại của tự nhiên và quy luật cuộc sống.
Lơ là lúc uống nước, linh dương bị "quái thú không chân" ăn tươi nuốt sống 
Một thân một mình, linh dương mẹ "tả xung hữu đột" giữa bầy chó hoang để cứu con 
Vừa thoát khỏi móng vuốt sư tử, linh dương lại bị hà mã cắn chết 

Mỗi năm, có rất nhiều chuyến di cư của động vật với mục đích sinh tồn và trong số đó, hành trình của những con linh dương đầu bò châu Phi được coi là vĩ đại nhất.

Đến hẹn lại lên...

Mỗi năm, vào khoảng tháng 7 và 8, có khoảng 1.2 triệu con linh dương đầu bò di chuyển qua hệ sinh thái Serengeti và sông Mara (Kenya).
Linh dương đầu bò vượt sông Mara. Ảnh: Safari Drive.

Những chú linh dương này di cư theo mùa cỏ và để có thể tới được cánh đồng cỏ bên kia sông Mara, chúng phải liều lĩnh mạng sống để vượt qua con sông đầy cạm bẫy này và di chuyển với tổng quãng đường lên tới 2.800 km! Không chỉ khó khăn về khoảng cách, đàn linh dương sẽ phải đối mặt vô vàn nguy hiểm từ thú ăn thịt trên cạn như sư tử, linh cẩu, báo...

Ngoài ra, còn là những chiếc hàm cá sấu sắc nhọn luôn chờ chực, rình mò bên dưới lớp nước tĩnh lặng kia. Thế nhưng, tới hẹn lại lên, năm này qua năm khác, dù biết điều gì đang chờ đợi mình trước mắt, bầy linh dương vẫn di cư qua con sông tử thần này bất chấp hậu quả tồi tệ nhất.

Và lần đầu tiên, các nhà sinh thái học đã đo lường được số lượng linh dương đã bỏ mạng trên con sông thuộc Kenyan này. Từ đó, nhận thấy được quy luật của cuộc sống tự nhiên: "Vòng đời của sự sống" (circle of life).

Quy luật trên dòng sông Mara

Không chỉ linh dương đầu bò, chuyến hành trình ấy còn kéo theo 200.000 con ngựa văn và linh dương đi cùng tạo nên một quang cảnh vô cùng hùng vĩ của tự nhiên.
Cá sấu là kẻ thù nguy hiểm ở sông Mara. Ảnh Daily Mail.

Sự chen chúc, chần chừ, rồi đầy táo bạo của động vật ăn cỏ khi giẫm đạp lên nhau hay thậm chí cả cá sấu để qua sông khiến đó là 1 trong những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất thế giới.

Sau đó là vô vàn xác chết của cá nhân ngã xuống vì chết đuối, bị giẫm đạp hay cá sấu tấn công trôi nổi trên sông để rồi làm thức ăn cho các sinh vật khác như kền kền.

Một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi nhà sinh thái học Amanda Subalusky từ Viện Cary về Nghiên cứu Hệ sinh thái đã tìm cách đo lường sinh khối của số lượng xác chết này đối với hệ sinh thái nơi đây.

"Chúng tôi đã sử dụng các bản báo cáo lịch sử từ năm 2001 đến 2010 và khảo sát từ năm 2011 đến 2015 để định lượng tần số và kích cỡ sinh khối của đàn linh dương đầu bò bị chết ở sông Mara - Kenyan", nhóm nghiên cứu cho biết.

Thông qua đó, sử dụng phép phân tích sinh hóa (biochemical analysis) để tính toán số phận những xác chết này sẽ được hệ sinh thái dòng sông xử lý ra sao.

Và kết quả, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, trung bình, cứ 6.200 con linh dương bị chết đuối mỗi năm ở Kenyan sẽ tương ứng với 1.100 tấn sinh khối được đưa vào hệ sinh thái nơi đây.

Nhà sinh thái học Emma Rosi giải thích thêm để giúp bạn hình dung được điều này:

"Cũng giống như thêm 10 xác cá voi xanh vào dòng sông Mara mỗi năm vậy. Điều này sẽ cung cáp nito, photpho cũng như carbon cho mạng lưới thức ăn của dòng sông".

Thêm vào đó, một điều khá thú vị là mặc dù cá sấu dường như là kẻ thù nguy hiểm nhất và được lợi lớn nhất từ những xác chết của linh dương nhưng thực tế, chỉ 2% lượng sinh khối này được tiêu thụ bởi cá sấu!

Những xác chết gần bờ hay trên cạn sẽ được một số loài ăn xác thối như kền kền tiêu thụ nhưng cũng chỉ chiếm hơn 9% tổng sinh khối.

Vậy kẻ được lợi lớn nhất trong "phi vụ" này là ai? Bạn sẽ phải bất ngờ vì chính các loài cá trên sông mới là những sinh vật hưởng lợi lớn nhất.

Hơn một nửa lượng sinh khối sẽ được loại cá tiêu thụ, chưa hết sự phân hủy xác chết hay thậm chí cả xương của linh dương đầu bò cũng góp phần bổ sung chất dinh dưỡng cho hệ sinh thái dưới nước của sông.

Ngoài ra, mặc dù có hàng ngàn linh dương đầu bò hay một số ngựa vằn bị chết tại sông Mara nhưng so với tổng số cá thể của đàn thì số lượng này chẳng có gì đáng kể.

Các nhà nghiên cứu cho biết, thiệt hại của đần linh dương đầu bò do chết đuối ở sông cũng chỉ khoảng 0,5%.

Do đó, không khó hiểu khi bất chấp cả tính mạng, hằng năm đàn linh dương đều đi qua con sông này để tới vùng đồng cỏ, giống như quy luật kỳ diệu của cuộc sống, tất cả đều diễn ra theo chu kỳ khép kín và cân bằng.

Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét